QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG ỚT

  1. Thời vụ:

Miền Nam có thể trồng quanh năm, vụ chính bắt đầu từ tháng 10, 11 (dương lịch).

Miền Trung: Trồng được quanh năm đối với những vùng chủ động nước tưới nhưng thời vụ chính xuống giống là tháng 11-12, vụ nghịch tháng 8-9 dương lịch.

Miền Bắc xuống giống từ tháng 7, 8, 9, 10.

  1. Đất trồng:

Chọn đất chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt (độ pH 6 – 6,5). Thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha được luân canh với lúa nước. Không nên trồng trên đất luân canh với cây trồng cạn hàng năm, đặc biệt là nhóm cây cùng họ như: cà chua, thuốc lào, khoai tây,…

Làm đất: Đất được phơi ải, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón vôi 300-500 kg/ha trước khi trồng 10-15 ngày.

Lên luống rộng 0,9 – 1,0m, cao 0.3 – 0.35m, rãnh luống rộng 0.3 – 0.4m. Hàng đôi trồng kiểu so le, cây x cây: 0,5 – 0,6m, hàng x hàng trên luống 0.5 – 0.6m.

Mật độ trồng: 2.500 – 3.000 cây/1000m2.

  1. Xử lý hạt giống & gieo hạt:

Trộn giá thể ươm hạt:

– Mùn dừa đã xử lý (hoặc đất mặt tơi xốp): 55%

– Phân chuồng hoai mục: 29%

– Tro trấu hoặc trấu hun: 15%

– Phân lân: 1%

Có thể gieo hạt vào khay xốp, khay nhựa hoặc bầu ươm. Gieo hạt khô, mỗi bầu gieo 1 hạt, sau đó phủ 1 lớp giá thể dày 1cm.

  1. Bón phân:

Lượng bón và cách bón phân tham khảo cho 1 ha ở vùng Miền Trung như sau: + Bón lót: 20-30 m3 phân chuồng, có thể thay thế bằng các loại phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, 100-150 kg NPK 16-16-8, 300-500 kg super lân.

+ Bón thúc lần 1 (10-15 ngày sau khi trồng): 100 kg NPK 16-16-8, 20 kg urê, 20-30 kg KCl, 10 kg Calcium nitrat.

+ Bón thúc lần 2 (25-30 ngày sau trồng): 100-150 kg NPK 16-16-8, 20-30 kg urê, 30-35 kg KCl, 20 kg Calcium nitrat.

+ Bón thúc lần 3 (khoảng 50 ngày sau trồng): 150-200 kg NPK 16-16-8, 20-30 kg urê, 30-35 kg KCl, 20 kg Calcium nitrat.

+ Bón thúc lần 4 (khoảng 70 ngày sau trồng): 100-150 kg NPK 16-16-8 + 30-40 kg urê và 40-45 kg KCl, 30 kg Calcium nitrat.

+ Bón thúc lần 5 (sau khi thu hoạch 2-3 lứa quả): 100-150 kg NPK 16-16-8 + 20-30 kg urê và 40-45 kg KCl, 30 kg Calcium nitrat.

Giai đoạn đầu nếu rễ kém phát triển, sử dụng thêm các loại phân kích thích rễ để tưới hoặc phun như Roots 2, Orgo Root, Bio 8…

Chú ý: Tùy theo độ phì nhiêu của đất, cây trồng vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây mà gia giảm lượng phân cho hợp lý. Sử dụng thêm phân bón lá có chứa Ca và các chất vi lượng. Khi sử dụng phân bón lá cần chú ý hàm lượng đạm, lân, kali ghi trên bao bì. Giai đoạn cây mang trái thì không sử dụng các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao, nhất là trong mùa mưa vì sẽ tăng bệnh thán thư (nông dân thường gọi là nổ trái). Lúc cây ra hoa nên phun thêm CaCl2 hoặc CaBo theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

  1. Chăm sóc:

– Thường xuyên theo dõi và tưới đủ ẩm (từ 2-3 lần/ngày tùy thời tiết và giai đoạn cây con).

– Khi cây được 3 – 4 lá hoà loãng phân urê (0,1%) tưới cho cây.

– Khi cây con được 25 – 30 ngày (5-6 lá thật), cao 12 – 15cm thì đem trồng.

– Thời gian trồng: trồng vào lúc râm mát, tốt nhất trồng vào buổi chiều. Sau khi trồng xong, dùng rơm rạ phủ lên mặt luống giữ ẩm. Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón.

 Ngay sau trồng, cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới hốc.

– Sau trồng 5 – 7 ngày tiến hành trồng dặm.

– Kết hợp các lần bón phân với vun gốc và làm cỏ.

– Sau trồng 15- 20 ngày, khi cây phát triển tốt tiến hành tưới rãnh. Chỉ cho nước ngập ½ chiều cao luống khi nước hút vào 1/3 luống, dùng gáo tưới cho cây; sau đó tháo nước ra ngay.

– Khi cây bắt đầu phân cành (sau trồng 25-30 ngày), tiến hành tỉa bỏ các nhánh sát gốc chỉ để các nhánh từ vị trí chạc 3 trở lên.

– Làm giàn: Mỗi luống cắm 2 hàng, cứ 1,5m cắm 1 cọc, sau đó dùng cây nối các cọc lại với nhau. (Có thể dùng dây nilon buộc nối các cọc lại với mật độ 1 m cắm 1 que).

  1. Phòng trừ sâu bệnh:

– Kiến tha hạt, dế và ốc hại cây con: dùng thuốc Vibam 5H, Basudin 10H rải đều lên mặt bầu, xung quanh khu vực gieo hạt và bắt thủ công.

– Bệnh lở cổ rễ: thường phát sinh gây hại mạnh ở giai đoạn cây con, cần phải phun phòng bằng thuốc Validacin 5SL, Anvil 5SC…định kỳ 5 – 7 ngày 1 lần, lần đầu khi cây có hai lá mầm.

– Trước khi trồng từ 1-2 ngày dùng thuốc Actara 25WG, Regent 800WG… phun trừ những loại chích hút để phòng bệnh Virút.

 QUY TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

PHUN PHÒNG CHO ỚT

TT Giai đoạn Đối tượng phòng trừ Loại thuốc sử dụng Giai đoạn sinh trưởng Cách dùng
I Vườn ươm Giai đoạn Thời kỳ
1 Lần 1: – Bệnh lở cổ rễ Ridomil 72WP Sau gieo 7-10 ngày

 

Cây có 2 lá mầm Pha 25g Ridomil 72WP với 10 lít nước phun vào lúc chiều mát
2 Lần 2: – Lở cổ rễ

– Sâu ăn lá

Anvil 5SC

Regent 800WG

 

Sau gieo 15-17 ngày

 

Cây 2-3 lá thật

Pha 10ml Anvil 5SC + 1 gói Regent 800WG với 10 lít nước phun vào lúc chiều mát
3 Lần 3 – Bọ trĩ Cofidor 100SL sau gieo 21-25 ngày Cây 4-5 lá thật Pha 1 gói Cofidor 100SL với 10 lít nước phun vào lúc chiều mát
II Ruộng sản xuất          
1 Lần 1 – Lở cổ rễ

– Sâu ăn lá

Anvil 5SCVirtako 40WG;

 

Sau trồng 5-7 ngày Bén rễ hồi xanh Pha 2 gói Virtako 40WG + 2 gói Anvil 5SC với 16-20 lít nước phun ướt toàn bộ lá vào lúc chiều mát
2 Lần 2 – Bệnh thán thư

– Sâu đục quả

Score 250ND

Virtako 40WG

 

Sau trồng 40-45 ngày Ra hoa rộ, hình thành quả non Pha 2 gói Score 250ND

+ 2 gói Virtako 40WG

với 16 lít nước phun vào lúc chiều mát

3 Lần 3 – Bệnh thán thư

– Sâu đục quả

Score 250ND

Prevathon 5SC

Sau trồng 50-55 ngày sau trồng Quả rộ Pha 1 gói Prevathon 5SC + 2 gói Score 250ND

với 16-20 lít nước phun vào lúc chiều mát

Chú ý: Nên thay đổi thuốc sau 2- 3 lần phun

  1. Thu hoạch:

– Thu hoạch: Khi quả chuyển màu đỏ đều, ngắt nhẹ cả cuống, tránh làm gãy nhánh. Ở các lứa rộ, cứ 5-7 ngày thu 1 lần.

– Sơ chế: Sau khi thu hoạch, loại bỏ toàn bộ phần cuống quả, những quả bị bệnh, quả thối, dập nát, lá, cành, đất,…

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.