KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU COVE

  1. Thời vụ:

 Đậu cove có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu mát mẽ cây sẽ cho trái nhiều và chất lượng hơn mùa nóng, vì vậy ở miền Nam nên trồng vụ Đông Xuân gieo vào tháng 10-11 dương lịch.

  1. Đất trồng:

Cây đậu có khả năng thích nghi với nhiều loại đất. Đất nhẹ, tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng giúp cây cho năng suất cao, chất lượng tốt. Độ pH thích hợp nhất cho đậu cove từ 6-6.5.

Chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ. Bón vôi rồi cày bừa để vôi trộn đều vào đất.

Lên luống cao 0,15-0.2 m vào mùa khô, những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước.

Trồng hàng đơn                                                        Trồng hàng đôi

Cây cách cây : 0,25 m                                              Cây cách cây: 0,3 m

Hàng cách hàng: 1,0 – 1,1 m                                  Hàng đôi cách hàng đôi: 1,5 – 1,6 m

Lượng hạt cần cho 1.000 m2: 1,8-2,0 kg.             Lượng hạt cần cho 1.000 m2: 2,0-2,2 kg.

Nên trồng hàng đơn sẽ dễ chăm sóc và thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi.

  1. Xử lý hạt giống & gieo hạt:

Đối với đậu cove thân leo có thể ngâm hạt trong nước ấm 4-6 h cho hạt nở đều rồi đem gieo hoặc gieo trực tiếp không qua ngâm ủ (lưu ý: đối với đậu cove bụi không được ngâm, vì hạt sẽ bị thối không nảy mầm)

  • Sau khi làm đất lên luống hoàn chỉnh, sử dụng dung dịch Boocdo 1% tưới khử trùng đất 2-3 ngày trước khi trồng để phòng ngừa bệnh trong đất.
  • Khoảng cách trồng: Cây x cây: 0.2-0.25m, 1 lỗ gieo 2 hạt.
  • Đất khi gieo hạt phải đủ ẩm nhất là đối với hạt chưa được ngâm.
  • Rắc Regent hoặc Furadan (3- 5 hạt/lỗ) để phòng trừ kiến dế cắn mầm.
  • Lấp đất mỏng lên hạt hoặc phủ xơ dừa sau khi gieo và tưới giữ ẩm hằng ngày cho hạt nảy mầm.
  • Kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên để tránh hiện tượng quá khô hoặc quá ẩm sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt.
  1. Bón phân:

Tùy điều kiện đất đai của từng vùng mà liều lượng phân bón sẽ khác nhau. Để trồng đậu cove đạt năng suất cao, chúng tôi đề nghị công thức phân bón tham khảo cho 1.000 m2 đất trồng khu vực Miền Bắc như sau:

Diễn Giải Phân hữu cơ (m3) Super lân (kg) KCl/ K2SO4 (kg) DAP (kg) Ure (kg) NPK (16-16-8)

 (kg)

Bón lót 2 35 15 16
Tưới dặm (7 ngày sau gieo) Pha loãng 2kg
Bón thúc lần 1 (15 ngày sau gieo) 3 2 5
Bón thúc lần 2 (25 ngày sau gieo) 3 2 5
Bón thúc lần 3 (35 ngày sau gieo) 4 3 5
Bón thúc lần 4 (45 ngày sau gieo) 4 3 5
Bón thúc lần 5 (55 ngày sau gieo) 1 1 2
Bón thúc lần 6 (65 ngày sau gieo) 1 1 2
Tổng cộng 2 35 25 8 12 40
  • Cách bón :
  • Bón lót toàn bộ phân chuồng (2m3), Super lân (35kg), KCl (15kg), NPK (16kg).
  • Tưới dặm 7 ngày sau gieo (NSG): pha loãng 2kg DAP cho 800 – 1000 lít nước.
  • Bón thúc sinh trưởng lần 1, 2: 15, 25 (NSG): 2 kg Urê + 5 kg NPK + 3 kg DAP.
  • Bón thúc nuôi trái lần 3, 4 : 35, 45 (NSG): 3 kg Urê + 5 kg NPK + 4 kg KCl.
  • Bón thúc nuôi trái lần 5, 6: 55 và 65 (NSG): 1 kg Urê + 2 kg NPK + 1 kg KCl.
  1. Chăm sóc:

* Tưới nước:

Tưới nhiều nước lúc cây ra hoa đậu trái, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, nhu cầu nước cao. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi, thời gian thu hoạch rút ngắn. Khi bón thúc, tưới vừa đủ đảm bảo phân tan nhưng không làm trôi phân.

Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 2 lần/ngày đảm bảo độ ẩm đất 70-75%. Mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, làm rảnh thoát nước tránh bị ngập úng.

Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn để tưới, không sử dụng nước ao tù, nước thải, nước nhiễm các loại vi sinh vật gây hại.

* Chăm sóc và làm giàn:

Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Tỉa những lá già và lá bị bệnh cũng như tỉa bớt chồi vô hiệu – nên bỏ, trồng đậu thường k tỉa chèo tạo cho ruộng được thông thoáng.

Khi cây xuất hiện nụ hoa có thể tưới bổ sung Vino 79 (200 ml/100 lít nước) hoặc xịt Viko 1 lít để làm tăng tỉ lệ đậu quả.

Sau khi thu hoạch khoảng 2-3 lứa, tưới bổ sung thêm 1 lần Vino 79 (250ml/100 lít nước) để kích thích đậu quả và đảm bảo chất lượng trái những đợt thu tiếp theo.

Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.

Làm giàn: khi cây bò thì bắt đầu làm giàn. Cây giàn dài 2,5-3m, có thể dùng sậy già để cắm giàn. Một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn, cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau. Giàn này có thể sử dụng được 2-3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000 – 50.000 cây/ha. Có thể dùng lưới thay thế cho giàn chà le và sậy.

  1. Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh hại:

*Bệnh chết rạp cây con (Pythium ssp, Fusarium ssp.): Xuất hiện trong thời gian cây con, khoảng 4-10 NSG. Biện pháp phòng trị: Trước khi gieo trồng phải xử lý đất (sử dụng Boocdo 1%); Sử dụng Validamycin hoặc Moncereen để trị bệnh, phun thuốc tập trung vào phần sát mặt đất.

*Bệnh rỉ sắt (Uromyces appandiculatus): Xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng. Biện pháp phòng trị: Sử dụng định kỳ các thuốc gốc đồng như COC 85, Ridomil Gold… để phòng bệnh, bệnh nặng có thể dùng Kasuran 47WP, Anvil, Dithane … để trị.

*Đốm khuẩn (Xanthomonas): Xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa khi tán lá quá dày và độ ẩm cao. Biện pháp phòng trị: Sử dụng định kỳ các thuốc gốc đồng như COC 85, Kocide… để phòng bệnh. Có thể dùng Ychatot, hoặc hỗn hợp Ychatot + Aliette để trị bệnh.

*Bệnh virus: Gây hại nặng vào mùa nắng và lây lan nhanh chóng bởi các vector truyền bệnh như rệp sáp, rầy mềm, bọ trĩ… hoặc lây truyền từ vết thương do tiếp xúc lúc chăm sóc cây. Biện pháp phòng trị: Xác định vị trí trồng cách xa nguồn bệnh, nhổ triệt để cây bị bệnh trên ruộng, kiểm tra và diệt rệp, rầy mềm, bọ trĩ khi phát hiện.

Sâu rầy:

*Sâu ăn lá, sâu vẽ bùa: Kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sâu sớm, sâu vẽ bùa gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và khó trị nếu phát hiện trễ. Phun thuốc sớm khi sâu ở giai đoạn tuổi 1-2. Sử dụng thuốc trừ sâu như Radiant, Fenapyr, Roofer, Silsau 3.6EC …

*Rệp sáp, Rầy mềm: Gây hại trong tất cả các giai đoạn, là vector truyền virus. Biện pháp phòng trị: Kiểm tra ruộng thường xuyên đặc biệt là mặt dưới lá để phát hiện thật sớm. Sử dụng các loại thuốc như: Marshall, Bassa, Confidor, … kết hợp dầu khoáng phun vào sáng sớm.

*Bọ trĩ: Gây hại trong tất cả các giai đoạn, là vector virus. Biện pháp phòng trị: Kiểm tra ruộng thường xuyên đặt biệt là lá non và đỉnh sinh trưởng để phát hiện thật sớm. Có thể sử dụng bẫy vàng để bắt bọ trĩ trưởng thành. Sử dụng các loại thuốc như: Oman, Confidor, Admite, Radiant…, phun thuốc vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm, phun kỹ 2 mặt lá.

  1. Thu hoạch:

Sau khi trồng 50-55 ngày bắt đầu thu hoạch, lứa đầu trái nhỏ và ít chỉ khoảng 50-60 kg/ha, thường cách 1-2 ngày thu 1 lần, lứa 4-5 thu rộ, có thể thu 10-12 lứa tùy theo cách chăm sóc. Năng suất đậu trong mùa mưa là 12-15 tấn/ha, vụ đông xuân năng suất 20-22 tấn/ha. Nên thu đúng lúc khi vỏ trái có màu xanh mượt và hột mới tượng, nếu để trái già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém.

Leave a Reply

Your email address will not be published.