KỸ THUẬT TRỒNG CÀ RỐT

  1. Thời vụ:

Cà rốt là cây ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình cho cây sinh trưởng và hình thành củ 20-220C, ở nhiệt độ trên 25oC củ phát triển yếu, hàm lượng vitamin A giảm.

Ở Đà Lạt và các tỉnh Tây Nguyên, cà rốt được trồng quanh năm. Ở miền Bắc, thời vụ thích hợp nhất là từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau.

  1. Đất trồng:

Cà rốt là cây rễ củ nên yêu cầu đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, nhiều mùn, đất cao, dễ thoát nước, có độ pH từ 5,5 – 6,5. Đất có thành phần cơ giới nặng làm củ bị ngắn và phân nhánh. Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất bãi phù sa ven sông để trồng là tốt nhất.

Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, nhặt sạch cỏ và tàn dư của vụ trước, bón vôi 100 kg/1000m2, nếu độ pH dưới 5 thì phải tăng lượng vôi để tăng độ pH cho đất. Sau khi bón vôi 10- 15 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoai mục 4m2/1000m2 hoặc phân hữu cơ vi sinh theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Tiến hành cày sâu, bừa kỹ cho đất tơi xốp, lên luống rộng 0,5-0,6m, cao 20-25cm, rãnh rộng 20-30cm giúp thoát nước tốt.

Gieo hạt dọc theo luống với khoảng cách hàng 15 cm.

  1. Xử lý hạt giống & gieo hạt:

Gieo 0,8-1 kg/1000m2 bằng cách gieo vãi hoặc gieo theo hàng

Hạt giống sau khi bỏ ra khỏi bao bì được trộn với vôi bột thật đều sau đó đem gieo trực tiếp xuống đất đã được làm sẵn. Tiếp theo phủ rơm rạ kín mặt luống đảm bảo giữ ẩm và khi tưới nước không làm trôi hạt giống.

Khi cây đạt 3-4 lá thật tiến hành tỉa chọn. Đảm bảo mật độ sau tỉa 7-10cm, tùy vào nhu cầu thu củ lớn hay bé để tỉa cho phù hợp.

  1. Phân bón:

Tùy vào chân đất và điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng mà loại phân và liều lượng bón khác nhau. Dưới đây là công thức phân bón tham khảo cho 1ha:

– Phân chuồng hoai: 40 m3

– Vôi: 800-1.000 kg

– Phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.

– Phân hóa học (lượng nguyên chất): 150kg N, 150 kg P2O5, 240 K2O.

Lưu ý: Chuyển đổi lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1: Ure: 326 kgSuper lân: 937,5 kgKCl: 400 kg;

Cách 2: NPK 15-15-20: 1.000 kg; KCl: 67 kg.

* Bón theo cách 1:

Hạng mục Tổng số Bón lót Bón thúc
Lần 1

20 NST

Lần 2

40 NST

Lần 3

55 NST

Phân chuồng hoai mục 40 m3 40 m3
Vôi 1.000 kg 1.000 kg
Hữu cơ vi sinh 1.000 kg 1.000 kg
Ure 326 kg 76 kg 50 kg 80 kg 120 kg
Super Lân 937,5 kg 637,5 kg 300 kg
Kali 400 kg 150 kg 100 kg 150 kg

 

* Bón theo cách 2:

Hạng mục Tổng số Bón lót Bón thúc
Lần 1

20 NST

Lần 2

40 NST

Lần 3

55 NST

Phân chuồng hoai mục 40 m3 40 m3
Vôi 1.000 kg 1.000 kg
Hữu cơ vi sinh 1.000 kg 1.000 kg
NPK 15-15-20 1.000 kg 300 kg 100 kg 200 kg 400 kg
Kali 67 kg 67 kg
  1. Chăm sóc:

Sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn theo qui định (nguồn nước sông, hồ lớn, nước ngầm và nước giếng khoan đã qua xử lý). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước ô nhiễm (nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, ao tù đọng, nước thải sinh hoạt, …) để tưới cho cà rốt.

Nếu gieo vào mùa mưa không cần tưới nước, nhưng gieo vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi cây mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.

Làm sạch cỏ thường xuyên để tập trung ánh sáng và dinh dưỡng cho cây.

Loại bỏ cây và lá bệnh, vét rãnh để tạo cho ruộng cà rốt thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển.

Cà rốt rất cần đất tơi xốp để phát triển củ. Vì vậy, chúng ta nên xới xáo và vun gốc tối thiểu 2 lần kết hợp với bón phân thúc.

  1. Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu khoang (Spodoptera exigua) phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ. Sâu non ăn lớp biểu bì lá cây, sâu lớn cắn đứt gốc và ăn lá cây. Sử dụng thuốc có hoạt chất Abamectin, Cypermethrin để phòng trừ với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Rệp muội (Brevicolyne brassicae) chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá nhạt màu hoặc vàng, héo rũ. Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển vì thế phải tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô. Nếu mật độ rệp thấp có thể loại bỏ bằng cách ngắt bỏ và tiêu hủy những lá bị nhiễm. Dùng thuốc có hoạt chất Thiamethoxam, Imidacloprid để phòng trừ.

Tuyến trùng (Pratylenchus sp, Helicotylenchus sp, Meloidogyne sp và Apenlenchus sp.) gây ra các loại biến dạng trên cà rốt như củ chỉa, củ mọc lông, củ sần sùi, u sưng, củ nứt, củ có dạng hạt đeo trên rễ. Cần thu gom và tiêu hủy toàn bộ tàn dư cây bệnh trên ruộng trước khi làm đất. Vệ sinh dụng cụ lao động khi chuyển từ ruộng này qua ruộng khác. Luân canh cà rốt với một số cây trồng ít nhiễm tuyến trùng như dền, trồng xen cúc vạn thọ để xua đuổi tuyến trùng. Xử lý đất trước khi trồng bằng Etobon 0.56SL (10cc/8lít) + Tachigaren 30L (30ml/20lít), lượng phun 200-300 lít/1.000m2, đối với những vườn bị hại nặng cần xử lý 2-3 lần (trước trồng và 7, 14 ngày sau trồng), hoặc sử dụng Sincosin 0.56SL (10ml/8lít) + Agrispon 0.56SL (10ml/8lít). Ngoài ra có thể sử dụng Chitosan (Stop 5DD), Copper citrate (Heroga 6.4SL) để phòng trừ.

Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn): bệnh thường xâm nhiễm ở thân cây, nhất là ở phần gốc thân. Khi bị bệnh, mô vỏ của thân cây bị thối nâu hoặc nâu đen, vùng thối có viền màu nâu đỏ. Cây bị nhiễm bệnh có thể bị gãy, cây chậm phát triển và có thể bị chết. Khi phát hiện bệnh, phun thuốc luân phiên các loại thuốc như No Mildew 25 WP, Thane M 80WP, Kasuran, Viben C,… giảm độ ẩm bằng cách giảm tưới nước để hạn chế bệnh lan rộng.

Bệnh đốm lá (Alternaria brassicae): thường xuất hiện trên những lá già, lúc đầu là những chấm nhỏ màu đen, sau lan rộng ra thành những vòng tròn đồng tâm có màu nâu. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, lúc này trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen bồ hóng. Phun thuốc No Mildew 25 WP, Thane M 80WP, Bavisan 50WP… khi phát hiện bệnh.

Chú ý:

Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh và chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây. Kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm…

Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ.

Sử dụng bẫy pheromone để bắt bướm, hạn chế sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.

  1. Thu hoạch:       

Khi lá chân ngả vàng và lá non ngừng sinh trưởng thì tiến hành thu hoạch. Không nên để củ quá già, chất lượng sản phẩm giảm. Có thể rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy, xử lý 1 phút trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi trong 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo. Tránh làm xây xát củ trong quá trình xử lý. Phân loại, đóng gói và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.